Phong tục, tập quán người Nhật Bản

Truyền thống Nhật Bản – Ngắm bình minh

1. Cách gọi tên người
Trong giao tiếp, thay vì gọi tên người đối thoại như tập quán của các nước khác, người Nhật gọi “ họ” của người đối thoại và thêm đại từ nhân xưng vào đằng sau để biểu thị sự tôn trọng.
– Tên của người Nhật có cấu trúc như sau: học kế toán ở đâu tốt
Ví dụ: Họ + Tên = Yamada + Taro (Yamada: họ, Taro: tên riêng của cha mẹ đặt).
– Một số cách gọi tên: Có 3 cách thông thường là sử dụng đại từ nhân xưng Chan, Kun và San ở phía sau họ của người đối thoại tuỳ theo giới tính và độ tuổi, cách sử dụng như sau:
Cách sử dụng Chan: Gọi sau họ của những bé gái hoặc người con gái ít tuổi hơn mình và thường sử dụng trong trường hợp thân mật.
Ví dụ: Hanako chan (bé Hanako), Myagawa chan (em Myagawa)
Cách sử dụng Kun: Gọi sau họ của các bé trai hoặc người con trai nhỏ tuổi hơn mình và thường sử dụng trong trường hợp thân mật.
Ví dụ: Taro kun (bé Taro), Yamada kun (em Yamada).
Cách sử dụng San: Gọi sau họ của người đối thoại. Đại từ “San” được người Nhật sử dụng phổ biến trong giao tiếp xã hội, trong nhà máy, xí nghiệp hay công sở… không phân biệt địa vị, trên dưới, già trẻ và được dùng chung cho cả nam và nữ.
Ví dụ: Tanaka san (ông, anh, em…Tanaka), Myagawa san (bà, chị, em…Myagawa)
Lưu ý: khóa học xuất nhập khẩu
– Trong gia đình bố mẹ thường gọi tên con không thêm đại từ “San” ở đằng sau. Nhưng con gọi bố mẹ thì phải thêm “San” ở đằng sau ví dụ như gọi bố là “Oto san” và mẹ là “Oka san”.
– Trong công việc, với những người có cấp bậc, nhiều khi người Nhật chỉ gọi nhau bằng cấp bậc như: Shacho (giám đốc), Bucho (trưởng phòng), Kojocho (xưởng trưởng)…
Có thể nói, cách sử dụng đại từ nhân xưng khi giao tiếp của người Nhật khá phức tạp nên thực tập sinh cần phải lưu ý để không bị nhầm lẫn. Nếu dùng sai, các bạn bị xem là người vô lễ, gây khó chịu cho người đối thoại.

2. Cách chào hỏi
Trong đời sống hàng ngày, trong công việc, hội họp, tiệc tùng… khi bắt đầu cũng như khi kết thúc người Nhật đều chú trọng tới phần chào hỏi. Theo lễ nghi chào hỏi, người Nhật tuân thủ quy tắc:
– Ai thấy trước chào trƣớc.
– Người nhỏ tuổi, người cấp dưới chào trước.
– Người Nhật không có thói quen bắt tay, tuy nhiên việc bắt tay cũng không xem là hành động thất lễ.
Ảnh: Một số nghi thức chào của người Nhật
– Cách chào cơ bản nhất là 2 người đứng cách nhau một khoảng cách nhất định, cúi thấp đầu xuống bằng cách uốn gập phần trên của cơ thể. Góc độ cúi thấp đầu phụ thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ trên dưới với người đối diện. Đối với phụ nữ thì nếu tay không cầm gì thì 2 tay chụm vào nhau ở vị trí phía trước cơ thể và cúi đầu chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì thường người Nhật đứng dậy và cúi người chào, nếu như nền nhà có trải nệm ngồi thì họ quỳ xuống, 2 bàn tay chạm nhẹ xuống đất và cúi gập người để chào hỏi. Cũng giống như người phương Tây khi bắt tay, người Nhật vừa cúi đầu chào nhau vừa trao đổi những câu chào hỏi xã giao.

3. Lối sống của người Nhật
Lối sống của người Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác, từ cách ăn, mặc, ở đến những thói quen sinh hoạt thường ngày. Điển hình trong lối sống của người Nhật đó là:
– Sự ngăn nắp
Nhà ở của người Nhật khá nhỏ so với nhà của người châu Âu, Mỹ và đa số người Nhật sống ở các khu chung cư thay vì ở nhà riêng.
Tuy nhỏ hẹp nhưng nhà người Nhật khá đầy đủ tiện nghi và luôn được giữ cho ngăn nắp, sạch sẽ. Nền nhà thường được lát bằng gỗ đánh bóng hoặc trải thảm, các phòng ngủ thường được trải bằng các tấm chiếu cói (Tatami). Nhiều nhà không dùng giường mà dùng các tấm đệm trải ra ngủ ngay trên sàn. Ban ngày các tấm đệm này có thể gấp lại để cất cùng với chăn gối vào các ngăn tủ thiết kế sẵn trong tường và như vậy phòng ngủ có thể dùng làm phòng khách hay phòng ăn vào ban ngày. Người Nhật thích tắm và ngâm mình trong bồn tắm (Ofuro) thay vì dùng vòi hoa sen như ở các nước khác nhưng không phải mọi nhà đều có phòng tắm riêng nên trên các phố vẫn có các nhà tắm công cộng và các hiệu cho thuê máy giặt.
– Đúng giờ, đúng hẹn
Trong sinh hoạt hàng ngày, đồng hồ là vật không thể thiếu đối với người Nhật. Khi hội họp, đi làm, dự tiệc… người Nhật rất quan tâm đến giờ giấc. Khi đi thăm ai họ đều điện thoại xin phép trước và giữ đúng giờ hẹn.
Người Nhật cho rằng không đúng giờ sẽ gây phiền cho người khác, đây là quan điểm đặc biệt về thời gian của người Nhật. Người Nhật lúc nào cũng lưu tâm tới việc đến nơi trước giờ hẹn, đến trễ là điều rất khiếm nhã và làm mất lòng tin của người khác. Trường hợp vì một lý do nào đó đến muộn thì phải nhanh chóng điện thoại liên lạc.
– Tôn trọng và bảo vệ các quy tắc chung
Đối với người Nhật, việc tuân thủ các quy định trong xã hội luôn được đặt lên hàng đầu và dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của từng cá nhân. Trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, người Nhật Bản luôn giữ gìn và bảo vệ các quy tắc, quy định đó. Người nước ngoài khi sinh sống ở Nhật Bản cũng cần phải hiểu điều này để có thể hòa nhập được với cuộc sống sinh hoạt của người Nhật.
Người Nhật rất trọng lời hứa. Khi chưa chắc chắn về vấn đề gì, người Nhật không tùy tiện hứa hẹn nhưng khi đã hứa thì sẽ thực hiện bằng được. Sự thất hứa là một điều tối kỵ đối với người Nhật.

4. Phong cách ăn mặc
– Trang phục
Theo truyền thống trang phục của người Nhật Bản là áo Kimono. Người Nhật coi đây là biểu tượng của đất nước mình. Vì vậy, vào những ngày đặc biệt mới được mặc áo Kimono. Ngày nay, trừ những người già và những người phải mặc Kimono do yêu cầu công việc thì thường nhật hầu như người Nhật không mặc Kimono. Vào dịp năm mới một số người (cả nam và nữ) mặc Kimono để cảm nhận không khí đầu năm, một số phụ nữ mặc Kimono vào ngày làm việc đầu tiên trong năm. Trẻ em thường được cho mặc Kimono khi đi thăm các ngôi đền hoặc vào dịp lễ. Vào dịp lễ thành nhân (Thanh niên tròn 20 tuổi), lễ cưới, lễ tốt nghiệp hoặc trong các buổi tiệc trang trọng thì thường là phụ nữ sẽ mặc Kimono. Những người học và làm việc trong giới nghệ thuật truyền thống của Nhật như là các vũ công, những người phục vụ trong các quán ăn Nhật truyền thống thường phải bắt buộc mặc các trang phục truyền thống. Ngoài trang phục Kimono, người Nhật còn mặc Yukata, được làm bằng vải bông, là một loại Kimono dành riêng cho mùa hè hoặc như là Pyjamas (quần áo ngủ) trong những nhà trọ theo phong cách cổ xưa của Nhật. Bởi vì nó là một loại quần áo tùy tiện thông tục cho nên không được phép mặc Yukata ra những chỗ trịnh trọng đông người.
Bên cạnh trang phục Kimono truyền thống, âu phục cũng được đưa vào Nhật từ cuối thế kỷ 19. Đàn ông Nhật thường mặc complet và thắt calavat khi đi ra đường. Ở hầu hết các công sở, nhân viên đều mặc đồng phục may theo phong cách châu Âu và đặc biệt, học sinh từ bậc tiểu học tới trung học phổ thông đều mặc đồng phục khi tới trường.
– Văn hoá ẩm thực
Người Nhật vẫn giữ thói quen ăn cơm bằng đũa. Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc bởi vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng vào người khác là không tốt. Khi ăn họ rất kiêng ngoáy đũa quèn quẹt hoặc bới đi bới lại…
Người Nhật rất thích ăn cá. Cá biển là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình người Nhật Bản. Nếu như cá còn đủ tươi thì phần lớn người Nhật thích thái mỏng và ăn sống, đó là món Sashimi của người Nhật. Món này thường được ăn với xì dầu và với cây cải ngựa đã nghiền nhỏ (Wasabi). Cá sống cũng thường được ăn theo kiểu Sushi. Tuy nhiên, làm món sushi tương đối cầu kỳ cho nên người Nhật ít làm món này tại nhà. Cách chế biến phổ biến nhất của người Nhật là nướng cá với một ít muối rắc phía trên. Đôi khi người ta cũng luộc cá với xì dầu (Soy-sauce) hoặc Miso hay bột đậu nành bằng lửa nhỏ. Tôm, cua, mực ống và nhiều loại rau củ thường được tẩm bột rán kỹ và được gọi là món Tempura (tôm, các loại rau tẩm bột rồi rán). Bên cạnh các món ăn được chế biến từ cá, tôm, các món ăn chế biến từ thịt bò như yakiniku (thịt nướng), sabusabu ( thịt bò nhúng) cũng được người Nhật rất thích
Trong đời sống người dân Nhật Bản, tục uống trà là không thể thiếu. Nghi lễ uống trà của Nhật Bản đòi hỏi sự cầu kỳ và tinh tế. Ngày nay lối sống của người Nhật Bản có những thay đổi so với trước đây do cuộc sống công nghiệp và ảnh hưởng của văn hoá phương tây nên cách dùng trà thường ngày của người Nhật cũng có phần giản đơn đi nhiều. Tuy nhiên, để bảo tồn nét văn hóa mang tính dân tộc, nghệ thuật trà đạo vẫn đang được lưu truyền một cách phổ biến trong đời sống xã hội người Nhật.

5. Đặc tính dân tộc:
– Ý trí kiên cường và tinh thần đoàn kết
Đất nước Nhật Bản nghèo tài nguyên, người dân thường xuyên phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt. Sống trong điều kiện khắc nghiệt đó, người dân phải đoàn kết lại với nhau để chinh phục thiên nhiên và tồn tại. Dần dần, qua nhiều thế hệ ý trí kiên cường, tinh thần đoàn kết đã được hun đúc lên và đã trở thành nét đặc trưng trong mỗi con người Nhật Bản.
– Tính cần cù, nhẫn nại và tinh thần trách nhiệm
Từ xa xưa, nghề trồng lúa đã được phát triển và trở thành nghề sản xuất chính của người dân Nhật Bản. Người nông dân trồng lúa có truyền thống cùng làm việc tập trung vào lúc cấy, lúc gặt và tiến hành lễ hội để khẳng định sức mạnh đoàn kết của khu vực mình. Đồng thời, công việc trồng lúa phải tiến hành tuần tự và chính xác theo sự thay đổi của thời tiết và thời vụ, không cho phép con người tuỳ tiện. Nhờ đó tính nhẫn nại của người Nhật cũng được nuôi dưỡng. Tập quán này đã ảnh hưởng đến nền văn hoá Nhật bản, đó là cả tập thể cùng tập trung vào làm một công việc. Hợp tác tập thể là đức tính tốt đẹp và trở thành sức mạnh của người Nhật sau này.
Một đặc tính dân tộc khác của người Nhật Bản là tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và tính cần cù.

Trả lời