Mục lục
- Dân số
- Địa lý
- Các khu vực đông dân và cộng đồng người Việt
- Những thành phố đông dân nhất ở Canada
- Các tỉnh bang tập trung đông cộng đồng người Việt
- Khí hậu
- Văn hoá
- Ngôn ngữ
- Ẩm thực
- Những ngày lễ hội
II. Quyền lợi cho ứng viên của chương trình Work Permit ở Canada
- Quyền lợi dành cho ứng viên của chương trình Work Permit
- Ứng viên được Luật lao động Liên bang và Tỉnh bang ở Canada bảo vệ
- Quyền lợi dành cho vợ/chồng, con cái của ứng viên
- Quy định chung về ngày nghỉ của người lao động ở Canada
- a) Các ngày nghỉ Quốc lễ có lương trong năm ở Canada
- Chính sách Bảo hiểm ở Canada
- a) Chính sách bảo hiểm ở British Columbia
- b) Chính sách bảo hiểm ở Alberta
- c) Chính sách bảo hiểm ở Saskatchewan
- d) Chính sách bảo hiểm ở Manitoba
- e) Chính sách bảo hiểm ở Ontario
- f) Chính sách bảo hiểm ở New Brunswick
- g) Chính sách bảo hiểm ở New Foundland & Labrador
- h) Chính sách bảo hiểm ở Prince Edward Island
III. Các chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày ở Canada
IV. Các dịch vụ ổn định cuộc sống ban đầu ở Canada
I. Tổng quan Canada
1. Dân số
- Dân số Canada tại thời điểm tháng 9 năm 2019 rơi vào khoảng gần 37,5 triệu người theo thống kê mới nhất của United Nations.
- Dân số Canada đứng thứ 39 và chiếm 0.49% trên tổng dân số trên toàn thế giới.
- Mật độ dân số ở Canada là 4 người/km2 thuộc nhóm quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- 81,2% dân số sống ở thành thị.
- Độ tuổi trung bình ở Canada là 40,5 tuổi – dân số Canada đang có xu hướng già đi.
Canada là nước có số lượng người nhập cư cao nhất trong khối G8 các nước với nền công nghiệp đứng đầu thế giới. Tỷ lệ người nhập cư chiếm khoảng 22% so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10% trên tỷ lệ tăng dân số của Canada hàng năm.
Theo nhà nghiên cứu William Lewis M, ngoài việc là xã hội đa văn hoá với người nhập cư từ nhiều châu lục khác nhau, Canada có nhiều tài nguyên thiên nhiên cùng với vốn trí tuệ ngang với một số cường quốc khác như Mỹ, Úc.
2. Địa lý
- Canada là đất nước lớn thứ hai thế giới và có tổng diện tích đất liền là 9,093,510 Km2.
- 41% diện tích Canada giáp Bắc Mỹ cùng với những vùng phía tây giáp Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía bắc giáp Bắc Băng Dương.

3. Các khu vực đông dân và cộng đồng người Việt
a. Những thành phố đông dân nhất ở Canada
- Toronto
Toronto là thành phố đông dân nhất ở Canada. Đây là nơi ở của hơn 5.4 triệu người và là thủ đô của bang Ontario, nằm ở khu vực phía đông trung tâm Macinsearch. Chỉ sau Miami của Mỹ, đây là thành phố có tỷ lệ dân cư sinh ra ở nước ngoài lớn thứ hai trên thế giới. Với lượng nhập cư lớn từ nhiều nước trên thế giới, Toronto trở thành thành phố đa dạng sắc tộc nhất trên thế giới.
- Montreal
Thành phố đông dân thứ hai ở Canada là Montreal với dân số rơi vào khoảng hơn 3.5 triệu người. Montreal nằm ở Quebec và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức ở đây. Thành phố này là một trung tâm sầm uất về thương mại, tài chính, hàng không vũ trụ và ngành công nghiệp dược phẩm.
- Vancouver
Vancouver có dân số vào khoảng hơn 2.2 triệu người. Thành phố này thuộc bang British Columbia, nằm dọc bờ biển phía tây Canada. Đây là nơi đa dạng về ngôn ngữ nhất trong cả nước với hơn 52% dân số có tiếng mẹ đẻ không phải tiếng Anh. Thành phố này có cảng biển lớn nhất ở Canada, là nơi tập trung các hoạt động công nghiệp và một vài hoạt động kinh tế khác bao gồm khai thác gỗ, du lịch…
- Calgary
Calgary có hơn 1.2 triệu người sinh sống và làm việc, thuộc tỉnh bang Alberta. Thành phố này từng có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng từ 2001 đến 2006 với tốc độ 12.4%/năm so với phần còn lại của đất nước chỉ là 5.4% cùng thời điểm. Ngành công nghiệp chính ở đây là dầu mỏ và khí đốt.

b. Các tỉnh bang tập trung đông cộng đồng người Việt
Theo số liệu điều tra dân số năm 2017, hiện có khoảng gần 300,000 người Canada gốc Việt đang sinh sống tại Canada. Cộng đồng người Việt Nam xếp thứ 5 trong số các cộng đồng không phải gốc Âu: sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Jamaica. Khoảng hơn 90% người Việt sống tập trung ở 4 tỉnh bang: Ontario, Québec, British Columbia và Alberta.
Đầu tiên phải kể đến Ontario, tỉnh bang có đông đảo người Việt sinh sống nhất chiếm gần 50% tổng số người Việt ở Canada. Đặc biệt, thủ phủ của bang này – Thành phố Toronto là nơi có hàng trăm cơ sở buôn bán lẻ, nhà hàng, quán ăn, văn phòng dịch vụ…v.v. của người Việt cạnh tranh rất gay gắt với các cửa hàng của người Hoa.
Québec là tỉnh bang có nền kinh tế lớn thứ 3 Canada và được đánh giá là nơi đáng sống nhất ở đất nước xứ sở lá phong. Là một bang có nền văn hóa pha trộn giữa nguồn gốc lịch sử và sự đa dạng bản sắc từ nhiều dân tộc nhập cư trên khắp thế giới, khiến nơi đây luôn tạo cho mọi người một cảm giác yên bình và cuộc sống cổ kính truyền thống. Cộng đồng người Việt nơi đây thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng: đào tạo khóa học vi tính cho người già, dạy thi lái xe, quốc tịch cho người Việt mới sang, dạy văn hóa, nhạc cụ, tiếng Việt cho trẻ em người Việt…
Tiếp theo là British Columbia, tỉnh bang có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Canada, với vô số cơ hội phát triển và việc làm cho người Việt tại đây. Nơi đây có khí hậu 4 mùa dễ chịu nhất ở Canada, cùng với nhiều khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Hàng năm, công cộng đồng người Việt nơi đây luôn có nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi: các buổi thảo luận về cuộc sống và kinh nghiệm tại Canada, các ngày lễ truyền thống của người Việt như Tết Trung Thu, Lễ Quốc Khánh, Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương…
Alberta mặc dù là tỉnh bang có dân số đông thứ 3 tại Canada và đời sống dân cư thuộc dạng thịnh vượng bậc nhất đất nước này nhưng chi phí sinh sống lại vô cùng đắt đỏ. Vì vậy rất ít người Việt chọn định cư tại bang này và phần đa những người định cư nơi đây là các nhà đầu tư quốc tế.
4. Khí hậu
Bề mặt đất liền trải dài nên Canada là đất nước đa dạng về khí hậu từ khí hậu ôn đới ở phía tây bang British Columbia đến khí hậu cận nhiệt đới ở phía bắc. Các vùng đất liền không giáp với biển nằm trong vùng khí hậu lục địa với mùa hè ấm áp. Ngoài ra, các đảo thuộc Vancouver có khí hậu Địa Trung Hải – cận nhiệt đới với khí hậu ôn hoà mát mẻ quanh năm.


Trước khi đặt chân đến Canada, ứng viên có thể kiểm tra nhiệt độ hiện tại ở vùng này để chuẩn bị quần áo và tư trang cho phù hợp qua link sau:
https://weather.gc.ca/forecast/canada/index_e.html?id=MB
5. Văn hoá
a. Ngôn ngữ
Người Canada sử dụng hai ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo một cuộc điều tra về dân số năm 2011, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của 56,9% dân số Canada và tiếng Pháp là 21,3%. Ngoài ra, có 85,6% người Canada biết tiếng Anh trong khi số người có biết tiếng Pháp chỉ là 30,1%.
Theo Đạo luật Ngôn ngữ Chính thống được thông qua năm 1969, cả tiếng Anh và tiếng Pháp đều là ngôn ngữ liên bang chính thức trên toàn Canada và được sử dụng trong tất cả các dịch vụ của chính phủ, bao gồm tòa án và tất cả các luật pháp liên bang được ban hành.
Tiếng Anh luôn chiếm ưu thế và có độ phủ rộng lớn hơn nhiều so với tiếng Pháp ở hầu hết tất cả tỉnh bang ở Canada. Tuy nhiên, ở một số tỉnh bang đặc biệt như New Brunswick, số lượng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp tương đương với nhau. Đặc biệt, ở Quebec, người dân lại sử dụng tiếng Pháp là chủ yếu trong sinh hoạt.
Trên thực tế, còn có rất nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng ở đất nước Canada ngoài hai ngôn ngữ chính thức. Theo báo cáo, gần 33,5 triệu người Canada sử dụng hơn 200 loại ngôn ngữ khi ở nhà. Khoảng một phần năm người Canada – 6,8 triệu người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
b. Ẩm thực
Ẩm thực Canada rất đa dạng, tùy thuộc vào từng tỉnh bang và khu vực ở Canada. Một trong những món ăn đầu tiên của Canada xuất phát từ những người bản địa Bắc Mỹ, người Anh và người Scotland di cư đầu tiên. Các món ăn truyền thống của người Canada gốc Anh có sự liên quan chặt chẽ đến văn hóa ẩm thực Anh, trong khi ẩm thực truyền thống của người Canada gốc Pháp đã phát triển từ nền ẩm thực Pháp cổ điển.
Với những làn sóng nhập cư trong thế kỷ 19 và 20 từ châu Âu, Nam Á, Đông Á và Caribbean, các món ăn đặc sản của từng khu vực sau đó đã được đa dạng hóa hơn rất nhiều. Các món ăn nổi tiếng của Canada có thể kể đến: Poutine (khoai tây chiên, với nước sốt thịt bò và pho mát); Xi rô phong; bánh bao Ba Lan.
c. Những ngày lễ hội
Các ngày lễ ở Canada bao gồm nhiều ngày lễ văn hóa, dân tộc và tôn giáo được quy định trong luật pháp của Canada ở cấp liên bang và cả cấp tỉnh bang. Canada có 5 ngày nghỉ lễ được ấn định theo luật bao gồm: Ngày đầu năm mới, Thứ sáu tốt đẹp, Ngày Canada, Ngày lao động và Ngày lễ giáng sinh.
Mặc dù không được quy định chính thức trong bất kỳ điều luật nào, các ngày lễ văn hóa được chú trọng trên thế giới như Ngày lễ tình nhân, Ngày Thánh Patrick, Ngày lễ Halloween, Ngày của Mẹ và Ngày của Cha luôn được người Canada coi trọng như một truyền thống, một phần của văn hóa của Canada.
II. Quyền lợi cho ứng viên của chương trình Work Permit ở Canada
1. Quyền lợi dành cho ứng viên của chương trình Work Permit
Điểm thu hút nhất dành cho tất cả các ứng viên của chương trình Work permit này là có được Job Offer – Thư tuyển dụng toàn thời gian từ những nhà tuyển dụng trong ngành này ở Canada.
Những quyền lợi ứng viên của chương trình này có thể nhận được được liệt kê như sau:
- Cơ hội lấy được Thường trú nhân Canada cho cả gia đình sau 1-2 năm làm việc ở Canada.
- Không đòi hỏi quá cao về bằng cấp, tiếng Anh, độ tuổi và tài chính.
- Mạng lưới các nhà tuyển dụng trong ngành lớn và cam kết có được Job Offer và kí hợp đồng làm việc lâu dài để thoả điều kiện xét duyệt để nhận được thường trú nhân Canada.
- Có nhà tuyển dụng ở Canada bảo trợ ứng viên xin Thường trú nhân.
- Công việc ổn định đủ kinh phí trang trải cuộc sống ban đầu ở Canada.
- Việc làm thêm sẽ được thương lượng trước với nhà tuyển dụng.
- Tuỳ vào nhà tuyển dụng sẽ cung cấp chỗ ở cho ứng viên.
- Học phí mẫu giáo (daycare) có thể được Chính quyền Canada trả lại dựa trên mức thuế đóng vào năm trước của ứng viên (Tuỳ vào khu vực làm việc)
- Có thể được hưởng chế độ y tế miễn phí như người bản địa (Tuỳ vào khu vực làm việc).
2. Ứng viên được Luật lao động Liên bang và Tỉnh bang ở Canada bảo vệ
Chính quyền liên bang Canada cùng với chính quyền của từng tỉnh bang ở Canada đưa ra bộ Luật Lao động để bảo vệ quyển lời của người lao động ở Canada nói chung và từng tỉnh bang nói riêng.Tất cả người lao động ở Canada có quyền được làm việc trong môi trường làm việc an toàn và công bằng.
Tất cả các nhà tuyền dụng ở Canada phải đảm bảo những điều nêu sau:
- Trả lương đầy đủ cho người lao động
- Đảm bảo nơi làm việc phải đạt chuẩn an toàn được đưa ra bởi chính phủ Canada
- Không có quyền Passport hoặc Work Permit của người lao động
Ngoài ra, mỗi tỉnh bang ở Canada đều có cơ quan về tiêu chuẩn lao động riêng để đưa ra những quy tắc về nơi làm việc. Tất cả người lao động đều có quyền báo cáo vi phạm xảy ra ở nơi làm việc mà không cần có sự cho phép của nhà tuyển dụng qua số điện thoại hotline của những cơ quan này theo link sau:
Hầu hết tất cả tỉnh bang ở Canada đều có Hội đồng Bồi thường lao động dành cho trường hợp người lao động bị chấn thương trong quá trình làm việc, Hội đồng này sẽ cung cấp người lao động sự trợ giúp về y tế cũng như trợ cấp lương tuỳ vào mức độ chấn thương trong lúc làm . Nhà tuyển dụng không được phép trừ tiền lương của người lao động để chi trả cho những chi phí này. Tuy nhiên, ở một vài tỉnh bang ở Canada, người lao động sẽ không được bồi thường khi bị chấn thương, và điều này sẽ được nêu rõ trong hợp đồng lao động được kí ngay từ ban đầu giữa người lao động và nhà tuyển dụng.
Trang web chính thức của Canada về quyền lợi của người lao động ở đất nước này:
Các nhà tuyển dụng không sử dụng lao động tuân thủ theo luật của Canada sẽ bị đưa vào danh sách đen và được công khai trên trang web chính phủ về mức phạt cũng như quyết định việc CẤM không cho phép tuyển người lao động từ nước ngoài trong một khoảng thời gian theo link sau:
3. Quyền lợi dành cho vợ/chồng, con cái của ứng viên
- Vợ/chồng được cấp Open Work Permit để đi làm trong bất kì ngành nghề nào.
(Tuỳ vào ngành nghề của Work Permit mà ứng viên đang làm hồ sơ)
- Con cái của ứng viên sẽ được hưởng nền giáo dục trường công lập miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12.
- Con cái từ 18 – 22 tuổi có thể lựa chọn xin Study Permit để học tiếp hoặc xin Open Work Permit để đi làm bất cứ ngành nghề nào ở Canada.
- Nhận được Work Permit từ 1-3 năm tuỳ vào Job Offer được đưa ra của mỗi nhà tuyển dụng.
- Vợ/chồng của ứng viên sẽ được đi theo ứng viên đến Canada sinh sống và làm việc hợp pháp tại Canada. Theo thống kê của luật sư, một cặp gia đình điển hình người Việt Nam sẽ có mức lương giao động từ 53,000 CAD – 80,000 CAD/năm
- Miễn phí y tế cho cả gia đình (Tuỳ vào tỉnh bang làm việc)
4. Quy định chung về ngày nghỉ của người lao động ở Canada
a) Các ngày nghỉ Quốc lễ có lương trong năm ở Canada
Ở Canada, hầu hết nhà tuyển dụng đều trả lương cho người lao động trong những ngày Quốc lễ và được liệt kê trong bảng sau:
QUỐC LỄ | 2018 | 2019 | 2020 |
Năm mới | 1 tháng một | 1 tháng một | 1 tháng một |
Ngày Gia đình | 19 tháng hai | 18 tháng hai | 17 tháng hai |
Ngày Good Friday | 30 tháng ba | 19 tháng tư | 10 tháng tư |
Ngày Victoria | 21 tháng năm | 20 tháng năm | 18 tháng năm |
Ngày Canada | 2 tháng bảy | 1 tháng bảy | 1 tháng bảy |
Civic Holiday | 5 tháng tám | 5 tháng tám | 5 tháng tám |
Ngày Lao động | 3 tháng chín | 2 tháng chín | 7 tháng chín |
Lễ tạ ơn | 8 tháng mười | 14 tháng mười | 12 tháng mười |
Ngày Remembrance | 11 tháng mười một | 11 tháng mười một | 11 tháng mười một |
Giáng sinh | 25 tháng mười hai | 25 tháng mười hai | 25 tháng mười hai |
5. Chính sách Bảo hiểm ở Canada
Bảo hiểm y tế công cộng của Canada sẽ cung cấp miễn phí hầu hết tất cả các dịch vụ y tế cho Công dân, Thường trú nhân và hầu hết Người lao động đang làm việc ở Canada.
Mỗi tỉnh bang sẽ có một chính sách bảo hiểm y tế dành riêng cho những người đang sống và làm việc hợp pháp và lâu dài ở tỉnh bang của họ. Ở mọi nơi trên khắp đất nước Canada, tất cả mọi người sẽ được hưởng dịch vụ cấp cứu miễn phí tại bệnh viện gần nhất cho dù người đó không có thẻ bảo hiểm được cấp bởi Chính phủ Canada. Tuy nhiên, những dịch vụ miễn phí kèm theo với lần cấp cứu sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng định cư của người hưởng dịch vụ này tại thời điểm đó.
Bảo hiểm y tế của Chính phủ cung cấp những dịch vụ y tế cơ bản cho người đang sống tại Canada. Ngoài ra, đối với những dịch vụ y tế cao cấp hơn thì cần phải trả thêm cho các công ty bảo hiểm tư nhân. Những dịch vụ y tế cao cấp mở rộng thường sẽ cung cấp thêm những dịch vụ sau:
- Thuốc theo toa
- Chăm sóc nha khoa
- Vật lý trị liệu
- Dịch vụ xe cứu thương
- Kính mắt theo toa
Thời gian chờ để nhận được bảo hiểm y tế công cộng thường là 3 tháng. Tuy nhiên vẫn có những tỉnh bang cung cấp gói bảo hiểm bắt đầu từ ngày đầu tiên có mặt tại tỉnh bang đó. Mọi người đang sống ở Canada cần đăng kí gói bảo hiểm tư nhân để bảo vệ sức khoẻ trong thời gian chờ bảo hiểm của Chính phủ để được hưởng chế độ y tế với chi phí thấp hơn khi sử dụng các dịch vụ y tế.
Chính sách bảo hiểm của mỗi tỉnh bang được nêu rõ trong trang của Bộ Y tế của các tỉnh bang ở Canada trong link sau:
a) Chính sách bảo hiểm ở British Columbia
Tất cả những người đang sống và làm việc tại Canada với Work Permit – Giấy phép lao động có thời hạn ít nhất 6 tháng sẽ được nhận Bảo hiểm y tế công cộng miễn phí từ tỉnh bang B.C. Thường gói bảo hiểm này sẽ dành cho những người đã có Job Offer của những nhà tuyển dụng ở B.C với thời hạn ít nhất 6 tháng.
Gói bảo hiểm y tế công cộng này bao gồm chi phí cho các dịch vụ được nêu như sau:
- Các dịch vụ cần thiết về mặt y tế được cung cấp bởi bác sĩ đã đăng kí với tỉnh bang B.C.
- Chăm sóc thai sản bởi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh
- Gói khám mắt cơ bản bởi các bác sĩ nhãn khoa
- Các dịch dụ chuẩn đoán bao gồm chụp X-quang bởi các cơ sở được phê duyệt khi có yêu cầu bởi các bác sĩ đã đăng ký, nữ hội sinh, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật
- Phẫu thuật răng miệng như nhổ răng khôn khi được yêu cầu và phải được thực hiện tại bệnh viện đã đăng kí (Không bao gồm các dịch vụ phụ hồi răng như trám răng, làm trắng răng, lấy tuỷ, niềng răng)
- Dịch vụ chỉnh nha liên quan đến việc biến dạng khuôn mặt do bẩm sinh (Thường được thực hiện trong độ tuổi dưới 18 tuổi)
Gói bảo hiểm y tế công cộng của tỉnh bang B.C cũng dành cho những người phụ thuộc đi kèm như:
- Vợ/chồng của người lao động
- Con của người lao động dưới 25 tuổi, độc thân, đang đi học.
Thời gian được nhận bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ được bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng thứ 3 tính từ sau ngày ứng viên và gia đình đặt chân đến Alberta. Ví dụ, nếu ứng viên đến Manitoba vào ngày 29 tháng 4, tháng 5 sẽ được tính là tháng đầu tiên ứng viên đến tỉnh bang này, tháng 6 và tháng 7 sẽ lần lượt là tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Vì vậy, trong trường hợp này, bảo hiểm cho cả gia đình sẽ được kích hoạch vào ngày 1 tháng 7.
b) Chính sách bảo hiểm ở Alberta
Alberta đồng ý cấp bảo hiểm y tế cho tất cả những người có ý định sống tại tỉnh bang này trong vòng ít nhất 12 tháng và có Work Permit với thời hạn ít nhất 6 tháng. Thường gói bảo hiểm này sẽ dành cho những người đã có Job Offer của những nhà tuyển dụng ở với thời hạn ít nhất 6 tháng.
Gói bảo hiểm y tế công cộng của tỉnh bang B.C cũng dành cho những người phụ thuộc đi kèm như:
- Vợ/chồng hiện tại của người lao động
- Vợ/chồng đã ly hôn của người lao động
- Con của người lao động dưới 25 tuổi, độc thân, đang đi học.
Thời gian được nhận bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ được bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng thứ 3 tính từ sau ngày ứng viên và gia đình đặt chân đến Alberta. Ví dụ, nếu ứng viên đến Manitoba vào ngày 29 tháng 4, tháng 5 sẽ được tính là tháng đầu tiên ứng viên đến tỉnh bang này, tháng 6 và tháng 7 sẽ lần lượt là tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Vì vậy, trong trường hợp này, bảo hiểm cho cả gia đình sẽ được kích hoạch vào ngày 1 tháng 7.
c) Chính sách bảo hiểm ở Saskatchewan
Saskatchewan có chính sách cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho các đối tượng là người lao động và sinh viên đang theo học tại tỉnh bang này.
Các dịch vụ y tế và cộng đồng sau đây là các dịch vụ công cộng và miễn phí cho tất cả các cư dân nhận được thẻ bảo hiểm tại Saskatchewan:
- Tất cả các dịch vụ cần thiết về mặt y tế được cung cấp bởi bác sĩ (dịch vụ nội trú và ngoại trú).
- Vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nghề nghiệp: Các dịch vụ được cung cấp thông qua các bệnh viện, nhà chăm sóc đặc biệt, các cơ quan cộng đồng hoặc bởi các phòng khám tư nhân ở Saskatchewan có hợp đồng với Cơ quan Y tế Saskatchewan.
- Sàng lọc nhũ ảnh cho phụ nữ từ 50 đến 69 tuổi: Các dịch vụ này được chi trả thông qua các cơ sở của Chương trình Sàng lọc Ung thư vú. Nếu bác sĩ của bạn gửi bạn tới nơi khác để chẩn đoán tình trạng, bảo hiểm của Saskatchewan tiếp tục chi trả cho dịch vụ của bạn.
- Dịch vụ tiêm chủng:
- Tiêm chủng cho trẻ em được cung cấp tại các trạm y tế và trường học
- Vắc-xin cúm có sẵn hàng năm cho tất cả cư dân tại thành phố Saskatchewan từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI): Thuốc điều trị được chấp thuận từ các phòng khám STI (Regina, Saskatoon và Prince Albert) và các bác sĩ được cung cấp miễn phí cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Xét nghiệm kháng thể HIV có thể được thực hiện thông qua bác sĩ tư nhân, phòng khám STI hoặc phòng khám xét nghiệm ẩn danh HIV. Các phòng khám STD và các phòng khám xét nghiệm HIV ẩn danh được đặt tại Regina, Saskatoon và Prince Albert. Các phòng khám xét nghiệm ẩn danh không yêu cầu khách hàng cung cấp danh tính của họ. Các xét nghiệm là miễn phí cho bệnh nhân.
- Dịch vụ điều trị các vấn đề lạm dụng rượu và ma túy: Các dịch vụ được cung cấp cho các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi lạm dụng rượu và ma túy thông qua Cơ quan Y tế Saskatchewan và Hội đồng Nghiện Metis của Công ty Saskatchewan Incorporated.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần: Các dịch vụ được cung cấp thông qua Cơ quan Y tế Saskatchewan để điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần.
- Cai nghiện cờ bạc: Các dịch vụ được cung cấp thông qua Cơ quan Y tế Saskatchewan cho các cá nhân và gia đình để điều trị tình trạng nghiện cờ bạc.
- Dịch vụ y tế bổ sung:
Chương trình này cung cấp các dịch vụ y tế bổ sung cho những người được Dịch vụ hỗ trợ Xã hội giới thiệu.
Bảo hiểm y tế Saskatchewan bao gồm những dịch vụ như:
- Dịch vụ nha khoa
- Thuốc kê đơn
- Vật tư và thiết bị y tế
- Dịch vụ quang
- Dịch vụ Podiatry (chiropody)
- Chi phí vận chuyển y tế khẩn cấp
Bộ Y tế Saskatchewan sẽ gửi thư cho người thoả điều kiện được nhận Dịch vụ hỗ trợ Xã hội đánh giá là đủ điều kiện nhận các lợi ích này.
Thời gian được nhận bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ được bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng thứ 3 tính từ sau ngày ứng viên và gia đình đặt chân đến Alberta. Ví dụ, nếu ứng viên đến Manitoba vào ngày 29 tháng 4, tháng 5 sẽ được tính là tháng đầu tiên ứng viên đến tỉnh bang này, tháng 6 và tháng 7 sẽ lần lượt là tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Vì vậy, trong trường hợp này, bảo hiểm cho cả gia đình sẽ được kích hoạch vào ngày 1 tháng 7.
d) Chính sách bảo hiểm ở Manitoba
Đối tượng: người lao động ở Manitoba cùng với gia đình (vợ/chồng và con cái) sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế miễn phí của tỉnh bang qua chương trình Manitoba Health.
Thời gian được nhận bảo hiểm: Bảo hiểm sẽ được bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng thứ 3 tính từ sau ngày ứng viên và gia đình đặt chân đến Manitoba. Ví dụ, nếu ứng viên đến Manitoba vào ngày 29 tháng 4, tháng 5 sẽ được tính là tháng đầu tiên ứng viên đến tỉnh bang này, tháng 6 và tháng 7 sẽ lần lượt là tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Vì vậy, trong trường hợp này, bảo hiểm cho cả gia đình sẽ được kích hoạch vào ngày 1 tháng 7.
Những dịch vụ y tế được nhận bảo hiểm:
- Dịch vụ của bác sĩ
- Phẫu thuật/gây mê
- Chụp X-quang và dịch vụ xét nghiệm trong các cơ sở được phê duyệt khi được bác sĩ yêu cầu
- Dịch vụ khám mắt cho đối tượng dưới 19 tuổi và trên 65 tuổi
- Cột sống/khớp: 7 lần/năm điều khỉnh khớp xương
- Một số dịch vụ về răng miệng khi được chỉ định của bác sỹ
- Chỗ ở và bữa ăn ở mức tiêu chuẩn trong quá trình điều trị ở bệnh viện
- Dịch vụ điều dưỡng nếu cần
- Thuốc dùng trong bệnh viện
- Sử dụng phòng mổ, phòng chăm sóc và gây mê
- Vật tư phẫu thuật
- Vật lý trị liệu
- Tư vấn chế độ ăn uống
e) Chính sách bảo hiểm ở Ontario
Để nhận được bảo hiểm y tế công cộng ở Ontario, ứng viên phải đang có mặt tại Ontario với Work Permit và Job Offer làm việc toàn thời gian và dài hạn cho một nhà tuyển dụng ở tỉnh bang này ít nhất 6 tháng. Vợ/chồng và các con phụ thuộc cũng sẽ nhận được gói bảo hiểm y tế giống như ứng viên.
Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ khi nộp hồ sơ.
Bảo hiểm bao gồm những dịch vụ y tế miễn phí như:
- Cuộc hẹn với bác sĩ gia đình đã được đăng kí trước của mỗi người (family doctor)
Người dân ở tỉnh bang này phải đăng kí tìm bác sĩ riêng chịu trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ của mình qua trang Health Care Connect:
https://hcc3.hcc.moh.gov.on.ca/HCCWeb/faces/layoutHCCSplash.jsp
Ngoài ra, có thể đăng kí tìm bác sĩ qua số điện thoại 1-800-445-1822, trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, 9 a.m đến 5 p.m.
Những dịch vụ y tế mà một bác sĩ có thể cung cấp là:
- Chuẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường và chấn thương
- Chuyển đến các chuyên gia chăm sóc chuyên sâu có thể giúp đỡ mỗi người với tình tráng sức khoẻ riêng biệt
- Hỗ trợ theo dõi và kiểm soát các tình trạng bệnh mãn tính (Như tiểu đường hoặc huyết áp cao)
- Cung cấp đơn thuốc
- Kiểm tra thể chất thường xuyên định kỳ (VD: kiểm tra tầm soát ung thư vú, …)
Người dân có thể tìm bác sĩ dựa trên tình trạng hiện tại và khu vực sinh sống của mỗi các nhân qua link sau:
https://doctors.cpso.on.ca/?search=general
- Khám sức khoẻ tại các phòng khám đa khoa và một vài nhà cung cấp dịch vụ y tế khác đã được đăng kí với chính quyền tỉnh bang
- Đến phòng cấp cứu
- Xét nghiệm y tế và phẫu thuật khi được bác sĩ chỉ định
Để được trả tiền cho những dịch vụ y tế này, người dân phải được bác sĩ chỉ định và đưa ra được những bằng chứng về việc cần thiết của những dịch vụ y tế này liên quan đến tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.
Ví dụ: Phẫu thuật thẩm mỹ sẽ không được miễn phí.
f) Chính sách bảo hiểm ở New Brunswick
Tất cả những người đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại New Brunswick sẽ được tỉnh bang cấp bảo hiểm y tế công cộng miễn phí. Chính quyền tỉnh bang sẽ xét duyệt hồ sơ cấp bảo hiểm miễn phí dựa trên tình trạng của mỗi người khác nhau. Ứng viên phải thể hiện được sự rằng buộc của mình với việc sinh sống lâu dài tại tỉnh bang này như có công việc toàn thời gian cho một nhà tuyển dụng tại đây. Ứng viên sẽ được thông báo ngày bảo hiểm sẽ bắt đầu và nhận New Brunswick Medicare Card cấp bởi Chính quyền tỉnh bang khi hồ sơ xin cấp bảo hiểm được xét duyệt.
Bảo hiểm New Brunswick Medicare sẽ chi trả cho những dịch vụ sau:
- Hầu hết tất cả các dịch vụ cần thiết về mặt y tế được cung cấp bởi bác sĩ tại phòng khám riêng của bác sĩ hoặc trong bệnh viên đã được phê duyệt;
- Một số thủ tục phẫu thuật nha khoa được chỉ định do nha sĩ cung cấp khi dịch vụ được yêu cầu và được đưa vào bệnh viện đã được phê duyệt (Lưu ý: Nhổ răng và các dịch vụ nha khoa khác không phải dịch vụ được nhận bảo hiểm ngay cả khi được thực hiện tại bệnh viện. Tuy nhiên, dịch vụ gây mê cho các dịch vụ nha khoa có thể được nhận bảo hiểm trong một vài trường hợp).
Những dịch vụ y tế vượt quá mức chi trả của bảo hiểm sẽ được thông báo trước khi tiến hành cung cấp dịch vụ, và ứng viên sẽ phải kí đơn xác nhận rằng sẽ không nhận bảo hiểm ở hạng mục này.
Các dịch vụ được nhận bảo hiểm tại bệnh viện:
- Chỗ ở bệnh viên và bữa ăn tiêu chuẩn tại bệnh viện;
- Dịch vụ điều dưỡng cần thiết;
- Thuốc dùng trong bệnh viện;
- Phòng mổ, phòng sinh và cơ sở gây mê;
- Phòng thí nghiệm, X-quang và các dịch vụ chuẩn đoán khác khi cần thiết;
- Các liệu pháp như vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, trị liệu ngôn ngữ và thính học;
- Xạ trị;
- Vật tư phẫu thuật cơ bản.
g) Chính sách bảo hiểm ở New Foundland & Labrador
Tất cả mọi người đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại New Foundland & Labrador sẽ nhận được bảo hiểm y tế công cộng miễn phí. Những ứng viên được nhận bảo hiểm bao gồm công dân Canada, người lao động và sinh viên nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại tỉnh bang này.
Người lao động nước ngoài cần phải cung cấp được Work Visa còn hạn và Job Offer làm việc toàn thời gian ít nhất 1 năm với nhà tuyển dụng ở tỉnh bang này hoặc ít nhất 6 tháng đối với một vài chương trình bảo lãnh đặc biệt của tỉnh bang như AIPP, NLPNP.
Bảo hiểm chi trả cho những dịch vụ như sau:
- Dịch vụ bảo hiểm nội trú:
- Chỗ ở và bữa ăn theo tiêu chuẩn
- Dịch vụ điều dưỡng
- Phòng thí nghiệm, X-quang và các thủ tục chẩn đoán khác.VD: EKG, Y học hạt nhân, Liệu pháp hô hấp
- Thuốc
- Vật tư y tế và phẫu thuật
- Sử dụng các phương tiện xạ trị và đồng vị phóng xạ nếu có
- Dịch vụ phục hồi chức năng. VD: Vật lý trị liệu, Liệu pháp nghề nghiệp, Thính học, Bệnh lý về ngôn ngữ.
- Dịch vụ bảo hiểm ngoại trú
- Phòng thí nghiệm, X-quang và các thủ tục chẩn đoán khác; ví dụ: EKG, Y học hạt nhân, Liệu pháp hô hấp
- Dịch vụ phục hồi chức năng; ví dụ: Vật lý trị liệu, Liệu pháp nghề nghiệp, Thính học, Bệnh lý ngôn ngữ lời nói
- Thuốc chống thải ghép cho bệnh nhân cấy ghép, AZT cho bệnh nhân AIDS
- Quy trình chăm sóc ban ngày và phẫu thuật.
h) Chính sách bảo hiểm ở Prince Edward Island
Tất cả những người đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Prince Edward Island sẽ được tỉnh bang cấp bảo hiểm y tế công cộng miễn phí. Những người lao động nước ngoài sẽ được đăng kí cấp bảo hiểm có giá trị ngay từ ngày đầu tiên đặt chân đến đây với Work Permit ít nhất 6 tháng 1 ngày kèm theo Job Offer toàn thời gian ít nhất 6 tháng từ một nhà tuyển dụng ở tỉnh bang này.
Ứng viên sẽ nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ như:
- Hầu hết các dịch vụ bác sỹ và nội trú tại bệnh viện
- Chăm sóc tại nhà
- Chăm sóc dài hạn
- Dịch vụ cai nghiện
- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần
- Các loại thuộc qua chương trình PEI Pharmacare
- Các dịch vụ chăm sóc chính như: Dịch vụ y tế công cộng về nhà khoa cơ bản, quản lý và phòng ngừa bệnh mãn tính, điều dưỡng sức khoẻ cộng đồng, theo dõi tiêu đường, dinh dưỡng cộng đồng, chương trình sàng lọc ung thư, bệnh lý về ngôn ngữ
- Các dịch vụ xe cứu thương không được bảo hiểm chi trả, tuy nhiên vẫn sẽ được trợ cấp cho cư dân tại đây trong một vài trường hợp.
III. Các chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày ở Canada
1. Chi tiêu hàng ngày
Bảng sau tóm tắt lại các chi tiêu cơ bản cần có cho cuộc sống ở khu vực Winnipeg và số tiền dự trù mà một người cần chuẩn bị cho cuộc sống ở đây.
PHÂN LOẠI CHI TIÊU | CHI PHÍ (CAD) |
Học phí từ lớp 1 – lớp 12 | Miễn phí |
Tiền thuê phòng 45m2 | 400 – 800 CAD |
Tiền hoá đơn | 90 CAD |
Phương tiện đi lại công cộng | 93 CAD |
Đồ dùng cá nhân | 30 CAD |
Giải trí | 100 CAD |
Ăn uống | 270 CAD |
Tổng cộng | 1,383 CAD |
Cụ thể hơn, các khoảng mức và trung bình chi tiêu ở khu vực này được nêu rõ trong bảng sau:
Hạng mục | Số tiền trung bình
(CAD) |
Số tiền giao động(CAD) |
NHÀ HÀNG | ||
Bữa ăn ở nhà hàng tầm thấp | 15.00 | 12.00 – 21.00 |
Bữa ăn cho 2 người, 3 món tầm trung | 60.00 | 45.00-75.00 |
Thức ăn nhanh | 9.60 | 7.00-11.00 |
Bia Canada 0,5 lít | 5.00 | 5.00-7.00 |
Bia nhập 0,33 lít | 6.75 | 5.25-8.00 |
Cà phê Cappuccino | 4.21 | 3.00-5.00 |
Coke/Pepsi (0,33 lít) | 1.96 | 1.50-2.50 |
Nước (0,33 lít) | 1.63 | 1.00-2.50 |
SIÊU THỊ/CHỢ | ||
Sữa (1 lít) | 1.69 | 1.19-3.00 |
Ổ bánh mì (500 gram) | 2.39 | 1.57-3.00 |
Gạo trắng (1kg) | 3.94 | 2.00-8.00 |
Trứng (12 quả) | 3.13 | 2.50-4.50 |
Phô mai nội địa (1kg) | 9.75 | 4.00-12.99 |
Ức gà (Không xương, không da) | 11.81 | 6.00-17.64 |
Thịt bò (hoặc đùi thịt đỏ tương đường 1kg) | 11.16 | 7.00-20.00 |
Táo (1kg) | 3.52 | 2.00-5.00 |
Chuối (1kg) | 1.66 | 1.44-1.96 |
Cam (1kg) | 2.20 | 1.20-4.00 |
Cà chua (1kg) | 3.13 | 2.00-4.41 |
Khoai tây (1kg) | 1.88 | 1.00-7.00 |
Hành (1kg) | 1.60 | 1.00-5.00 |
Bắp cải (1 head) | 2.33 | 1.00-3.00 |
Nước (1,5 lít) | 1.98 | 1.00-3.00 |
Rượu vang tầm trung | 14.25 | 13.00-15.00 |
Bia nội địa (0.5 lít) | 2.26 | 1.00-3.29 |
Bia nhập 0,33 lít | 2.75 | 2.50-3.00 |
Thuốc lá (Marlboro) | 14.88 | 14.00-16.00 |
PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI | ||
Vé 1 chiều Phương tiện công cộng | 2.95 | 2.65-2.95 |
Vé tháng Phương tiện công cộng | 100.00 | 90.00-100.10 |
Phí mở cửa taxi | 3.75 | 3.50-4.00 |
Phí taxi theo km | 1.71 | 1.70-2.50 |
Phí chờ taxi 1 tiếng | 31.10 | 27.60-35.00 |
Khí ga (1 lít) | 1.15 | 1.03-1.23 |
Volkswagen Golf 1.4 90 KW Trendline hoặc tương đương | 25,000 | 22,800-26,775 |
Toyota Corolla 1.6l 97kW Comfort hoặc tương đương | 24,023 | 20,000-28,000 |
TIỆN ÍCH THEO THÁNG | ||
Cơ bản (Điện, lò sưởi, máy lạnh, nước, tiền thu gom rác) cho căn hộ 85m2 | 140.74 | 65.00-250.00 |
1 phút thuê bao điện thoại trả trước (Chưa giảm giá hoặc gói theo tháng) | 0.28 | 0.10-0.45 |
Internet (60 Mbps hoặc hơn, không giới hạn dung lượng, Cable/ADSL) | 75.12 | 55.00-100.00 |
THỂ THAO VÀ GIẢI TRÍ | ||
Vé tập thể hình theo tháng/người | 47.69 | 30.00-63.00 |
Thuê sân tennis 1 tiếng cuối tuần | 23.05 | 14.00-45.00 |
Vé xem phim/người | 12.00 | 10.00-15.00 |
GIÁO DỤC | ||
Mẫu giáo, nguyên ngày, trường tư nhân, học phí theo tháng/trẻ em | 552.51 | 416.67-800.00 |
Trường tiểu học tư nhân, học phí theo năm/trẻ em | 10,650.00 | 3,000-28,000 |
QUẦN ÁO/GIÀY DÉP | ||
1 Quần Jeans (Levis 501 hoặc tương tự) | 59.08 | 40.00-75.00 |
1 váy mùa hè (Zara, H&M,…) | 40.15 | 25.00-60.00 |
1 đôi giày Nike Running (Tầm trung) | 97.72 | 65.00-125.00 |
1 đôi giày tây nam | 117.07 | 80.00-160.00 |
TIỀN THUÊ NHÀ HÀNG THÁNG | ||
Căn hộ 1 phòng ngủ trong trung tâm | 986.06 | 790-1,200 |
Căn hộ 1 phòng ngủ ngoài trung tâm | 915.52 | 800-1,100 |
Căn hộ 3 phòng ngủ trong trung tâm | 1,485.38 | 1,200-1,800 |
Căn hộ 3 phòng ngủ ngoài trung tâm | 1,348.08 | 1,000-1,640 |
TIỀN MUA NHÀ | ||
Tiền mua 1 m2 nhà trong trung tâm | 3,330.62 | 2,200-6,458 |
Tiền mua 1 m2 nhà ngoài trung tâm | 2,583.63 | 2,000-3,088 |
2. Học phí ở Canada
Con cái của ứng viên có thể tham gia học tại các trường công lập và tư thục với mức phí ngang bằng với người bản địa Canada. Học phí cho trường công lập từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ được miễn phí và học phí cho trường tư cũng sẽ được giảm giá tuỳ vào chính sách dành cho người nhập cư của từng trường học.
- Học phí mẫu giáo – Daycare/Preschool Care
- Học phí ở cấp bậc mẫu giáo được xét duyệt bởi chính quyền tỉnh bang Manitoba.
- Học phí bậc Preschool (4 – 6 tuổi) được tính 80 CAD/ngày. Trong đó 18.80 CAD có thể sẽ được tỉnh bang Manitoba trợ cấp toàn bộ hoặc một phần tuỳ thuộc vào mức thuế mà cha mẹ của học viên đóng hàng năm.
- Học phí dành cho Infant Care (2 tháng – 3 tuổi) được tính 30 CAD/ngày. Trong đó 28 CAD có thể sẽ được tỉnh bang Manitoba trợ cấp toàn bộ hoặc một phần tuỳ thuộc vào mức thuế mà cha mẹ của học viên đóng hàng năm.
- Phần phí không được trợ cấp 2 CAD/ngày có thể được trợ cấp một phần nếu cha mẹ của học viên đang nhận trợ cấp từ chương trình Đảm bảo thu nhập – Income Sec, Trợ cấp xã hội của sinh viên hoặc của các tổ chức đào tạo khác.
- Bữa ăn trưa được tính 25 CAD/ngày
- Hoá đơn học phí và các khoản phí khác sẽ được gửi theo kì 4 tuần/lần
- Học phí cấp 1 – MIỄN PHÍ tại trường công lập
Con cái của ứng viên chương trình này sẽ được hưởng nền giáo dục công lập miễn phí ở cấp bậc này. Các trường học có thể tính một mức phí nhỏ nếu học viên tham gia các hoạt động ngoại khoá như tham gia các đội thể thao hoặc các buổi đi chơi ở trường. Hầu hết các học viên mang bữa trưa của mình đến trường. Tuy nhiên, có một số trường sẽ có căn tin cung cấp những bữa ăn tự phục vụ.
- Học phí cấp 2 và cấp 3 – MIỄN PHÍ tại trường công lập
Con cái của ứng viên chương trình này cũng sẽ được đi học trường cấp 2 và cấp 3 công lập miễn phí. Ứng viên sẽ tiết kiệm được khoảng tiền từ 8,000 – 14,000 CAD/năm phải đóng cho nhà trường so với diện du học sinh quốc tế bình thường. Cũng như ở bậc tiểu học, học viên phải chuẩn bị bữa trưa của mình từ nhà.
- Học phí tại các trường học ngôn ngữ tại Canada
- Toronto: Khoá 12 tuần học tiếng Anh = 3,515 CAD
- Quebec: Khoá 12 tuần học tiếng Pháp = 3,570 CAD
- Vancouver: Khoá 12 tuần học tiếng Anh = 4,083 CAD
- Calgary: Khoá 12 tuần học tiếng Pháp = 3,446 CAD
- Học phí đại học
Học phí tại các trường đại học ở Canada nói chung và Manitoba nói riêng đều phụ thuộc vào ngành học, số khoá học và tín chỉ sinh viên đăng kí mỗi kì học. Ngoài ra, mức phí có thể khác nhau giữa các trường đại học khác nhau và ở những tỉnh bang khác nhau. Học phí ở cấp bậc này có thể giao động từ 2,000 CAD đến 18,000 CAD/năm. Bảng dưới đây sẽ liệt kê và so sánh học phí cho 1 sinh viên tham gia khoá học đầy đủ của chương trình Đại học Manitoba trong các học kỳ mùa thu và mùa đông.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC |
HỌC PHÍ ƯỚC CHỪNG MỖI NĂM | |
Quốc tịch/PR Canada | Sinh viên Quốc tế | |
Đại học | 4,800 CAD | 16,300 CAD |
Ngành nông nghiệp | 5,200 CAD | 17,400 CAD |
Ngành kiến trúc sư | 5,800 CAD | 19,500 CAD |
Ngành nghệ thuật | 4,400 CAD | 14,800 CAD |
Ngành kinh tế | 6,300 CAD | 20,200 CAD |
Ngành giáo dục | 4,700 CAD | 16,100 CAD |
Ngành kỹ, sư | 7,200 CAD | 22,100 CAD |
Ngành môi trường | 5,200 CAD | 17,800 CAD |
Ngành luật | 11,700 CAD | 27,200 CAD |
Ngành âm nhạc | 5,100 CAD | 18,200 CAD |
Ngành y tá | 5,700 CAD | 19,100 CAD |
Ngành khoa học | 5,400 CAD | 18,000 CAD |
- Các chi phí khác liên quan đến việc học hàng năm tại bang Manitoba được liệt kê như sau:
HẠNG MỤC | QUỐC TỊCH/PR CANADA | SINH VIÊN QUỐC TẾ |
Học phí | 4,800 CAD | 16,300 CAD |
Sách vở | 1,500 CAD | 1,500 CAD |
Bảo hiểm sức khoẻ/nha khoa | 345 CAD | 1,210 CAD |
Thể thao và giải trí | 174 CAD | 174 CAD |
Phương tiện đi lại công cộng U-Pass | 273 CAD | 273 CAD |
TỔNG CỘNG | 7,100 CAD | 19,500 CAD |
- Ngoài ra, con cái của ứng viên cũng có thể xin học bổng hỗ trợ tiền học phí từ chính phủ Canada qua trang web sau:
EduCanada (https://www.educanada.ca/scholarships-bourses/index.aspx?lang=eng)
IV. Các dịch vụ ổn định cuộc sống ban đầu ở Canada
Điều đầu tiên ứng nên nên làm ngay khi bước chân đến Canaada là đăng kí nhận Social Insurance Number (SIN) – Số bảo hiểm xã hội. SIN là mã số gồm 9 số mà ứng viên cần có để làm việc ở Canada và được quyền sử dựng những chương trình và nhận những lợi ích từ Chính phủ Canada.
Để đăng kí lấy Mã SIN, ứng viên cần liên hệ văn phòng dịch vụ ở Canada gần nhất Service Canada office theo link sau:
http://www.servicecanada.gc.ca/tbsc-fsco/sc-hme.jsp?lang=eng
Ngoài ra, ứng viên có thể tìm kiếm các dịch vụ hướng dẫn giúp ích cho việc ổn định cuộc sống của gia đình mình qua trang web chính thức của Bộ di trú Canada:
http://www.cic.gc.ca/english/newcomers/services/index.asp
Đây là trang tổng hợp hết tất cả các dịch vụ hỗ trợ miễn phí cho ứng viên bao gồm những thông tin sau:
- Cách tìm kiểm việc làm
- Cách học và thi ngôn ngữ Anh/Pháp
- Tìm nơi ở
- Cách điền các mẫu đơn nộp cho Chính phủ Canada
- Hướng dẫn đăng kí trường học cho con
- Tìm hiểu thêm về các dịch vụ cộng đồng khác
Phương thức liên hệ của các tổ chức hỗ trợ được nêu rõ ở link sau:
Ngoài ra, sau đây là liệt kê một vài dịch vụ trợ giúp ứng viên ở Canada:
ü Dịch vụ chuẩn bị trước khi đặt chân đến Canada:
Ứng viên có thể nhận được định hướng trước khi đến Canada qua chương trình Canadian Orientation Abroad. Dịch vụ trực tuyến có thể được truy cập trước khi đến Canada thông qua các trung tâm dịch vụ như sau:
- English Online (http://myenglishonline.ca/)
- SOPA: Altered Minds (https://alteredminds.ca/sopa/)
ü Dịch vụ định hướng
Dịch vụ Định hướng/ngôn ngữ khi đến Canada, được truyền tải bằng tiếng Anh và có thể kèm theo phiên dịch.
- Chương trình dành cho người mới bắt đầu – Entry Program (https://alteredminds.ca/)
- Chương trình dành cho người lớn tuổi – Older adults (https://www.aosupportservices.ca/)
ü Dịch vụ thẩm định và học ngôn ngữ Anh/Pháp
Dịch vụ đánh giá trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp dựa trên hệ thống đánh giá CLB của Canada (Canadian Language Benchmark), và đưa ra những chương trình học ngôn ngữ phù hợp
- Welarc (http://www.welarc.net/)
ü Dịch vụ hỗ trợ việc học ngoại khoá tại nhà
Dịch vụ dành cho con cái của ứng viên mới qua học ở Canada bao gồm các chương trình giải trí và hướng dẫn dạy kèm
- IRCOM (https://www.ircom.ca/)
- E.E.D.S. Inc. (http://www.needsinc.ca/)
ü Dịch vụ đào tạo ngoại ngữ
Dịch vụ bao gồm các lớp học ngôn ngữ từ giai đoạn xoá mù chữ, đến giai đoạn 1 và 2. Các lớp học được chia ra thành nhiều loại như lớp học toàn thời gian, lớp học bán thời gian, lớp học trực tuyến, lớp học đi kèm với chương trình chăm sóc trẻ em, lớp học dành cho mục đích cụ thể như làm người chăm sóc người già, lớp học chuẩn bị vào các chương trình học thuật như Cao đẳng và Đại học, và lớp học tiếng Pháp.
ü Dịch vụ hỗ trợ nuôi dạy con cái
Dịch vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến gia đình như lớp dạy cách nuôi dạy con và hỗ trợ nuôi dạy tại nhà
- Mosaic Newcomer Family (http://www.mosaicnet.ca/)
- Family Dynamics (https://familydynamics.ca/)
- Pluri-elles (Tiếng Pháp) (http://www.pluri-elles.mb.ca/)
- SERC (https://serc.mb.ca/)
ü Dịch vụ hỗ trợ ổn định cuộc sống ban đầu và việc làm
Dịch vụ cung cấp hỗ trợ về nhà ở, thông tin và định hướng, chuẩn bị sẵn sàng cho công việc, và tìm kiếm việc làm phù hợp. Tất cả các người mới di dân đến Canada cũng có thể tham khảo và sử dụng các dịch vụ sau:
- Barbara Mitchell Family Resource Centre (https://salvationarmy.ca/what-we-do/in-your-community/housing-and-shelters/)
- Edge Skills Centre (http://edgeinc.ca/)
- Immigrant Centre (http://icmanitoba.com/)
- Jewish Child and Family Services (https://www.jcfswinnipeg.org/)
- Manitoba Start (https://manitobastart.com/)
- Succes Skills Centre (http://www.successskills.mb.ca/)
ü Dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau
- Dịch vụ hỗ trợ lên kế hoạch học tập chuyên ngành cho sinh viên Đại học/Cao đẳng
- Diversity and Intercultural Services (RRC) (https://www.rrc.ca/diversity/)
- Global Welcome Centre – University of Winnipeg (https://www.uwinnipeg.ca/indigenous/index.html)
- Dịch vụ hỗ trợ về nhà ở
- New Journey Housing (http://www.newjourneyhousing.com/)
- Dịch vụ hỗ trợ dành cho giới LGBT
- Rainbow Resource Centre (https://rainbowresourcecentre.org/)
- Dịch vụ hỗ trợ sức khoẻ chuyên về thần kinh
- Aurora Family Therapy Centre (http://www.aurorafamilytherapy.com/)
- Mount Carmel Clinic (https://www.mountcarmel.ca/health_service/multicultural-wellness/)
- Immigrant Women’s Counselling Services – NorWest Co-op (https://norwestcoop.ca/programs-services/)
- Dịch vụ dành cho người lớn tuổi
- A&O Support Services for Older Adults (https://www.aosupportservices.ca/)